Ngày 29/10/2020, Hội thảo Quốc gia chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy vai trò của cấp cơ sở, cộng đồng trong thực hiện xây dựng và duy tu, bảo dưỡng công trình Cơ sở hạ tầng (CSHT) quy mô nhỏ trong Chương trình 135 theo cơ chế đầu tư đặc thù được tổ chức tại Nhà khách Bộ Quốc phòng dưới sự phối hợp chủ trì của Ủy ban Dân tộc và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC).


Ông Võ Văn Bảy – Vụ trưởng, Chánh văn phòng Điều phối Chương trình 135 khai mạc Hội nghị.

Hội thảo có sự tham gia của 80 đại biểu đến từ Đại sứ quán, Cơ quan viện trợ Ireland tại Việt Nam (Irish Aid); Uỷ ban dân tộc (Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Dân tộc thiểu số); Bộ Kế hoạch – Đầu tư (Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Văn phòng Quốc hội (Vụ Dân tộc); Các tổ chức Phi chính phủ trong nước và Quốc tế; Ban Dân tộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân và các phòng, ban cấp huyện, xã và người dân của 12 tỉnh: Hoà Bình, Trà Vinh, Kon Tum, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Cà Mau, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Gia Lai; Các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực quản lý nhà nước và xây dựng chính sách về công tác dân tộc.

Ông Tô Ngọc Anh – Cố vấn cao cấp Đại sứ quán Ireland phát biểu tại Hội thảo  Ông Trần Anh Dũng – Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội thảo.

Thông qua Hội thảo, nhiều kinh nghiệm thực tế liên quan đến vai trò của cấp xã và, cộng đồng trong thực hiện xây dựng và duy tu, bảo dưỡng công trình CSHT quy mô nhỏ trong Chương trình 135 theo cơ chế đầu tư đặc thù được quy định trong Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ (Gọi tắt là Nghị định 161) đã được chia sẻ.

Bà Nguyễn Cẩm Tú – Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau –  chia sẻ tại Hội thảo.

Các đại biểu tham gia đều thừa nhận sự cần thiết và giá trị của công tác vận hành bảo trì khi giúp “hồi sinh’’ nhiều công trình có mức đầu tư lớn hàng tỷ đồng, đồng thời nâng cao năng lực cho chính quyền và người dân cấp cơ sở, tiết kiệm được nguồn chi phí; công trình hiệu quả, chất lượng và bền vững. Đặc biệt, mô hình vận hành bảo trì, và xây dựng công trình CSHT là 1 cách làm mới hiệu quả cần được nhân rộng ra các địa phương khác. Hội thảo cũng đánh giá cao đóng góp của Cơ chế đầu tư đặc thù theo Nghị định 161 trong việc tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để cấp xã và cộng đồng được trực tiếp tham gia và có khả năng thực hiện công tác xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình CSHT quy mô nhỏ (cấp xã là chủ đầu tư và cộng đồng trực tiếp thực hiện thi công).

Ông Trầm Thanh Ái, cán bộ 135 xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh chia sẻ.

Cơ chế đã tạo ra một tác động kép khi cộng đồng vừa tiếp cận được nguồn lực nhà nước, vừa được nâng cao năng lực và hưởng lợi từ công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số rào cản liên quan đến năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu, quyết toán phần đóng góp của cộng đồng… theo các quy định ràng buộc của công tác kiểm toán, thanh tra và giám sát. Do Nghị định 161 sắp hết hiệu lực, Hội thảo thống nhất rằng để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cần tiếp tục xây dựng một cơ chế đặc thù có nội dung hoàn thiện hơn Nghị định 161 để khắc phục các rào cản trên, hướng tới đẩy mạnh việc phân cấp và trao quyền một cách thực chất cho cấp xã và cộng đồng. Đặc biệt, nên có 1 chương quy định cụ thể về công tác vận hành bảo trì dựa vào cộng đồng, kèm theo các Quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác đầu tư. Hoạt động thuộc dự án: “Tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua thí điểm và nhân rộng mô hình duy tu bảo dưỡng và xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong CT 135 tại tỉnh Hoà Bình và Trà Vinh, giai đoạn 2017 – 2021” do Cơ quan viện trợ Ireland tại Việt Nam (Irish Aid) tài trợ. Dưới đây là 1 số hình ảnh về hội thảo.

Đại biểu các tỉnh Hòa Bình, Trà Vinh tham dự Hội nghị.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here