Dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị Quyền trẻ em
do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ.

    ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
TUYỂN TẬP HUẤN VIÊN TẬP HUẤN CHO NHÓM TRẺ EM NÒNG CỐT

  1. Bối cảnh

Dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị QTE” do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ triển khai giai đoạn mới từ 01/5/2019 đến 31/10/2021. Mục tiêu chung của Dự án nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ xã hội và nhân viên các tổ chức xã hội (TCXH) về quản trị quyền trẻ em (QTE). Một trong những kết quả đầu ra của Dự án là “Các tổ chức thành viên thuộc mạng lưới các tổ chức xã hội về quyền trẻ em tích cực và chủ động tham gia các hoạt động truyền thông, vận động chính sách nhằm xóa bỏ các hình phạt thể chất và tinh thần ở trẻ một cách toàn diện”.

Để góp phần đạt được kết quả đầu ra nêu trên, hàng năm, MSD đều phối hợp với các tổ chức thành viên Mạng lưới CRG tổ chức Chiến dịch truyền thông và vận động chính sách về chống trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em vào dịp tháng 10 – 11 với nhiều hoạt động đa dạng như: tập huấn, đối thoại chính sách, sự kiện truyền thông ngoài trời, truyền thông trên mạng xã hội,… Năm 2021, Chiến dịch sẽ được tổ chức với chủ đề “Yêu thương đẩy lùi bạo lực”, tập trung vào nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và công chúng về loại bỏ những hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần với trẻ em; tạo môi trường an toàn và tích cực để trẻ bày tỏ ý kiến và cùng giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ; thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Nhằm mục đích phối hợp triển khai các hoạt động của Mạng lưới Quản trị quyền trẻ em (CRG); phát huy vai trò, thế mạnh của mỗi bên trong việc triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông, vận động chính sách nhằm góp phần thực thi hiệu quả quyền trẻ em, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề có liên quan đến trẻ em, RIC và MSD tham gia phối hợp tổ chức Chiến dịch truyền thông “Lan tỏa yêu thương” trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” do tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) tài trợ.

Trong khuôn khổ Chiến dịch, căn cứ vào thỏa thuận hợp tác giữa MSD và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) tiến hành tổ chức 01 Diễn đàn trẻ em và 01 sự kiện truyền thông Trường PTTH Dân tộc nội trú huyện Đà Bắc và trường THCS Lý Tự Trọng, thành Phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình vào tuần 2 tháng 11/2021.

Trước khi tổ chức Diễn đàn trẻ em và sự kiện truyền thông tại 02 trường, MSD sẽ phối hợp với RIC tổ chức tập huấn cho nhóm trẻ nòng cốt để trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp các em sẵn sàng và tự tin tham gia diễn đàn. Tập huấn Quyền trẻ em là một trong những hoạt động nhằm nâng cao năng lực và đạt được kết quả mong đợi của Chiến dịch truyền thông “Lan tỏa yêu thương”.

  1. Nội dung tập huấn và kết quả mong đợi:
    • Nội dung tập huấn:
  • Kiến thức cơ bản về quyền trẻ em, sự tham gia của trẻ em;
  • Kiến thức về sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em;
  • Hướng dẫn trẻ cách thức tham gia diễn đàn một số kỹ năng tham gia như: xác định và phân tích vấn đề, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, thuyết trình, lắng nghe, phản hồi,…
  • Hướng dẫn trẻ em thảo luận và nêu lên những vấn đề còn tồn tại liên quan tới việc thực thi các quyền của trẻ em trong nhà trường và trên địa bàn xã, trong đó có vấn đề trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em, và chuẩn bị các câu hỏi và khuyến nghị để trình bày với các bên liên quan tại diễn đàn.
    • Kết quả mong đợi:

Sau 02 ngày tập huấn, học sinh có thể:

  • Hiểu được các kiến thức cơ bản về quyền trẻ em, sự tham gia của trẻ em, các kiến thức về sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
  • Hiểu được các vấn đề trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em tại địa phương.
  • Xây dựng được kế hoạch và các kỹ năng cần thiết (thuyết trình, đặt câu hỏi) cho diễn đàn trẻ em – đối thoại giữa trẻ em và lãnh đạo huyện, tổ công tác trẻ em cấp huyện với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hoà Bình cùng các Sở, Ngành, Đoàn thể liên quan về chủ đề Phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em.
  1. Thời gian, địa điểm tập huấn:
  • Thời gian: 02 ngày, dự kiến tuần 2 tháng 11/2021.
  • Địa điểm: tại Trường PTTH Dân tộc nội trú huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.
  1. Thành phần và số lượng tham dự tập huấn:
  • Học sinh: nhóm trẻ nòng cốt được lựa chọn từ các lớp, mỗi lớp 2-3 em.  Số lượng: 30 trẻ.
  • Giáo viên: Bí thư Đoàn trường, giáo viên. Số lượng: 05 người.
  1. Phương pháp tập huấn:

Phương pháp tập huấn chủ yếu được sử dụng là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, trong đó kết hợp đa dạng các kỹ thuật tập huấn huy động sự tham gia tích cực của học sinh như: thảo luận nhóm, thuyết trình, động não, lấy ý kiến nhanh, tranh biện, trò chơi….

  1. Yêu cầu đối với tập huấn viên:
  • Tập huấn viên gồm 01 người: người am hiểu về Quyền trẻ em, sự tham gia của trẻ em và các kỹ năng tham gia; am hiểu về sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
  • Có kỹ năng làm việc với trẻ em và kỹ năng tập huấn theo phương pháp cùng tham gia.
  • Am hiểu bối cảnh văn hóa, xã hội, đặc điểm tâm lý, thói quen của trẻ em nơi tổ chức tập huấn.
  1. Trách nhiệm của tập huấn viên:
  • Trực tiếp giảng dạy tại tập huấn trên tài liệu dự án cung cấp;
  • Chuẩn bị công cụ và thực hiện đánh giá trước – sau tập huấn (phiếu lượng giá đầu và cuối khóa học) để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức và thực hành kỹ năng của học viên, đồng thời đánh giá mức độ đạt được mục tiêu mong đợi của tập huấn;
  • Tổng hợp thông tin, viết báo cáo tập huấn (theo mẫu của Dự án) và gửi cho RIC trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tập huấn.
  1. Phí tư vấn và hình thức thanh toán:
  • Thù lao của tập huấn viên sẽ được chi trả theo định mức của dự án. Các điều khoản sẽ được thảo luận, ký kết hợp đồng giữa trung tâm RIC và tập huấn viên trước khi thực hiện.
  • Việc thanh toán sẽ được thực hiện một lần bằng phương thức chuyển khoản sau khi công việc được hoàn thành và có báo cáo cuối cùng.
  1. Thông tin liên hệ:
  • Các ứng viên quan tâm vui lòng gửi CV (tiếng anh hoặc tiếng việt) và chương trình tập huấn dự kiến theo thông tin dưới đây:
  • Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC).
  • Phòng 407, Chung cư Pakexim, Số 49 Ngõ 15 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Điện thoại: 043 2121 882.
  • Email: info@ric.org.vn.

 

Hà Nội, Ngày 30 tháng 10 năm 2021

Phó giám đốc Trung tâm

(Đã duyệt)

Nguyễn Bá Kim

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here