DỰ ÁN: CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN SỐNG CHO CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Tổ chức tài trợ: Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW)

Thời gian thực hiện: 01/07/2022 – 30/06/2025

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)

Hoạt động: Tập huấn “Lồng ghép Giới trong các dự án phát triển” cho các thành viên nhóm nòng cốt 4 xã dự án huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

 

  1. Giới thiệu chung

Về Trung tâm RIC:

Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) là tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được thành lập năm 2009.

Sứ mệnh: RIC thúc đẩy và phát triển hệ sinh thái cho sự phát triển tự chủ, tự quản, hoà nhập và bền vững cho cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng nông thôn và miền núi.

Tầm nhìn tới năm 2025: RIC tin tưởng vào một thế giới công bằng và bình đẳng, nơi cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng nông thôn, miền núi được đảm bảo làm chủ và được đảm bảo các quyền của mình.

Về dự án:

Dự án “Cải thiện điều kiện sống cho các cộng đồng dân tộc thiểu số” (tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), được tài trợ bởi Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW), thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2025.

Địa bàn dự án: 04 xã Chiềng Yên, Chiềng Xuân, Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Dự án có 2 mục tiêu và chỉ số như sau:

Mục tiêu 1: Điều kiện sống của người dân 4 xã dự án được cải thiện thông qua áp dụng phương pháp Quản lý cộng đồng

Chỉ số mục tiêu 1:

  • Kết thúc dự án, số hộ gia đình (60% thành viên các hộ là nữ) có đủ nước sinh hoạt đảm bảo trong 3 tháng mùa khô  từ các công trình nước được xây dựng/duy tu bảo dưỡng tại 16 thôn dự án tăng 25%.
  • Kết thúc dự án, diện tích đất canh tác vụ thứ hai tại 16 thôn dự án tăng thêm 50 ha.
  • Kết thúc dự án, ít nhất 150 hộ gia đình (60% thành viên các hộ là nữ) tại 16 thôn dự án áp dụng mô hình sinh kế trồng rừng kết hợp trồng cây ngắn ngày hoặc cây dược liệu trên diện tích đồi trọc, đất bỏ hoang để tăng thu nhập.

Mục tiêu 2: Phương pháp Quản lý cộng đồng được nhân rộng bởi chính quyền đại phương hướng tới phát triển bền vững tại huyện Vân Hồ

Chỉ số mục tiêu 2:

  • Hướng dẫn quản lý và vận hành bảo trì các công trình quy mô nhỏ tại các thôn áp dụng phương pháp Quản lý cộng đồng do UBND huyện Vân Hồ ban hành.
  • Quản lý cộng đồng được 03 xã ngoài dự án ở huyện Vân Hồ áp dụng để xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ sử dụng ngân sách nhà nước và quỹ cộng đồng.
  1. Thông tin về hoạt động
  • Tên hoạt động: Tập huấn “Lồng ghép Giới trong các dự án phát triển” cho các thành viên nhóm nòng cốt (NNC) tại 4 xã dự án huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
  • Thời gian, địa điểm thực hiện dự kiến:
  • Khoá 1 – 2 từ ngày 17 – 20/10/2023 (xã Suối Bàng và Chiềng Xuân)
  • Khoá 3 – 4 từ ngày 24 – 27/10/2023 (xã Song Khủa và Chiềng Yên)
  • Thành phần tham gia: Khoảng 35 người/khoá (gồm đại diện chính quyền địa phương, đại diện BQL dự án và các thành viên nhóm nòng cốt là người dân được bầu chọn từ các thôn/bản dự án)
  • Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho các thành viên nòng cốt, người dân và chính quyền địa phương tại các xã dự án, góp phần đảm bảo các kết quả mong đợi của dự án.
  • Đầu ra mong đợi sau hoạt động:

Sau khóa tập huấn các tham dự viên sẽ:

  • Hiểu sâu sắc các khái niệm cơ bản về giới và bình đẳng giới thực chất (giới và giới tính, vai trò giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới…);
  • Nhận biết được thực trạng, hệ quả và nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng;
  • Biết cách xác định các vấn đề giới và các giải pháp lồng ghép giới phù hợp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong các dự án phát triển. Đặc biệt là trong thực hiện các lĩnh vực/mô hình mà dự án triển khai tại địa phương gồm (i) xây dựng, vận hành và bảo trì công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ; (ii) phát triển các mô hình sinh kế trồng rừng, trồng cây ngắn ngày/cây dược liệu trên diện tích đất trống, đồi trọc.
  1. Yêu cầu về tư vấn
    • Phạm vi công việc của tư vấn:
  • Nghiên cứu các tài liệu liên quan do dự án cung cấp;
  • Thiết kế, thảo luận và thống nhất với Ban Giám đốc và cán bộ dự án của RIC về tài liệu, nội dung và chương trình khoá tập huấn đảm bảo đầu ra mong đợi;
  • Thực hiện 04 khóa tập huấn (mỗi xã 1 khoá 2 ngày) tại địa phương bằng phương pháp tham gia;
  • Liên hệ thực tế tại địa phương và giải đáp thắc mắc của tham dự viên.
  • Viết báo cáo tập huấn bằng tiếng việt.
    • Trình độ/kinh nghiệm của tư vấn:
  • Tốt nghiệp đại học trở lên;
  • Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong đào tạo, tập huấn về các chủ đề liên quan cho các cộng đồng tham gia các dự án phát triển.
  • Có các kỹ năng, phương pháp tập huấn có sự tham gia (trực quan và trình bày qua giấy khổ lớn A0, thẻ màu, thúc đẩy nhóm cộng đồng thảo luận, làm việc theo nhóm…).
  • Am hiểu và có kinh nghiệm tập huấn cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số (Mông, Mường, Dao, Thái, Tày…).
  1. Trách nhiệm của Trung tâm RIC
  • Cung cấp tài liệu dự án có liên quan để Tập huấn viên/Giảng viên nghiên cứu trước khi xây dựng tài liệu và chương trình tập huấn;
  • Thảo luận, góp ý và đưa ra các yêu cầu cho tư vấn (khi cần);
  • Chuẩn bị công tác hậu cần cho khóa tập huấn;
  • Thanh toán tiền thù lao và công tác phí theo thỏa thuận hợp đồng muộn nhất sau khi khóa tập huấn kết thúc 10 ngày.
  1. Thông tin đăng ký ứng tuyển

Ứng viên quan tâm có thể gửi hồ sơ cho Trung tâm RIC trước 17:00 ngày 10/10/2023 theo địa chỉ sau:

  • Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC)
  • Phòng 407, Chung cư Pakexim, Số 49 Ngõ 15 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Điện thoại: 02432121882 hoặc 0989881890 (Hoàng Văn Tuyến – Cán bộ chương trình)
  • Email: info@ric.org.vn, cc cho địa chỉ: tuyen.hoangvan@ric.org.vn

Hồ sơ gồm có:

  • CV: thể hiện các kinh nghiệm làm việc với các hoạt động tương tự
  • Đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính của hoạt động
  • Kế hoạch thực hiện chi tiết của hoạt động

Lưu ý: Trung tâm RIC chỉ liên hệ với tư vấn được lựa chọn.

 

 

 

 

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2023

Người phê duyệt

Lê Văn Hải

Giám đốc RIC

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here