Giới thiệuChiến lượcGiới thiệu Trung tâm RIC

Giới thiệu Trung tâm RIC

Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) là tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được thành lập theo quyết định số 1160/QĐ-LHH ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Liên hiệp Hội và hoạt động theo giấy đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số 865 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 11 tháng 9 năm 2009 và cấp lại ngày 03/03/2016.

Email RIC: ric.org.vn;

Fanpage RIC: https://www.facebook.com/RICVietnam/

Tầm nhìn: RIC tin tưởng vào một xã hội công bằng và bình đẳng, nơi các cộng đồng nông thôn và miền núi, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số được trở thành chủ thể của tiến trình phát triển của họ.

Sứ mệnh: RIC thúc đẩy và phát triển các hệ sinh thái cộng đồng tự quản nhằm hướng tới sự phát triển hoà nhập và bền vững của các cộng đồng nông thôn và miền núi, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số

Giá trị cốt lõi (V-PLUS):

  • V: (Giá trị gia tăng) cho đối tác: Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, phi chính phủ, đặc biệt là các cộng đồng địa phương. Các dự án của RIC gắn với các chương trình của chỉnh phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương tiếp cận và sử dụng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả, hiệu suất và minh bạch, tạo ra các mô hình bền vững bằng ngân sách nhà nước, giá trị gia tăng cho các sản phẩm cộng đồng, cải thiện kiến thức, kỹ năng và năng lực của cộng đồng…
  • P: (Tiên phong): RIC là tổ chức tiên phong trong thúc đẩy các cộng đồng tự quản địa phương để tiếp cận và sử dụng ngân sách nhà nước, trong khi người dân địa phương là tiên phong trong thực hiện các giải pháp, sáng kiến để giải quyết các thách thức phát triển. Đặc biệt, họ trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá nhu cầu, xếp hạng ưu tiên, thực hiện, giám sát và đánh giá các giải pháp, sáng kiến phát triển.
  • L: (Liên kết): Sự hợp lực và hợp tác giữa các Bên liên quan để thúc đẩy mô hình quản lý cộng đồng, truyền thông và vận động chính sách để củng cố và nhân rộng mô hình ra các địa bàn khác.
  • U: (Độc đáo): Mô hình can thiệp của RIC được dẫn dắt bởi cộng đồng địa phương là độc đáo, sáng tạo, đóng góp hiệu quả tới phát triển cộng đồng bền vững.
  • S: (Đơn giản hoá): Mô hình can thiệp cùng với các sản phẩm truyền thông của RIC được đơn giản hoá và thiết kế dưới hình thức thân thiện, dễ sử dụng và có thể chuyển giao được, đặc biệt cộng đồng có thể áp dụng dễ dàng và hiệu quả.

Lĩnh vực hoạt động:

Lĩnh vực 1: Thúc đẩy trao quyền cho cộng đồng DTTS để trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện xây dựng, vận hành và bảo trì của công trình cơ sở hạ tầng cấp xã trong các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Chiến lược sẽ tập trung vào:

  • Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số vận hành, bảo trì, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng địa phương (đường giao thông nội đồng, cầu cống, nước sạch, điện chiếu sáng…);
  • Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số vận hành, bảo trì và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ các hoạt động văn hóa – xã hội (nhà văn hóa cộng đồng, sân chơi và các công trình phụ trợ…) của cộng đồng địa phương;
  • Xây dựng sổ tay, hướng dẫn về xây dựng, vận hành và bảo trì dựa vào cộng đồng trong các

Lĩnh vực 2: Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy cộng đồng DTTS tham gia tiếp cận và quản trị tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng bền vững, giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu. Cụ thể, chiến lược sẽ tập trung vào thúc đẩy cộng đồng DTTS để:

  • Xây dựng, phát triển các kế hoạch phân bổ đất rừng và rừng có sự tham gia;
  • Thúc đẩy sự hợp tác giữa các Bên liên quan, đặc biệt thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng DTTS trong đồng quản lý rừng và tài nguyên thiên nhiên;
  • Thúc đẩy khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên thiên nhiên bền vững;
  • Phát triển các giải pháp, sáng kiến khả thi để quản lý, phát triển rừng bền vững; phủ xanh đất trống đồi trọc;
  • Phát triển các mô hình sinh kế (Nông lâm kết hợp, nông nghiệp hữu cơ…) nhằm giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu;
  • Phát triển các hướng dẫn về quản trị tài nguyên thiên nhiên và rừng, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

Lĩnh vực 3: Thúc đẩy cộng đồng DTTS để tham gia thực hiện các hoạt động giáo dục và truyền thông cộng đồng. Cụ thể, chiến lược sẽ thúc đẩy cộng đồng DTTS để:

  • Thúc đẩy và bảo tồn văn hoá truyền thống của người DTTS;
  • Phát triển văn hoá tự quản cộng đồng;
  • Giáo dục và truyền thông về phòng chống bạo lực và lạm dụng trong gia đình và nhà trường;
  • Định hướng, cung cấp đào tạo nghề, tạo việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên và hộ gia đình.

Lĩnh vực 4: Thúc đẩy nghiên cứu – truyền thông – vận động chính sách để củng cố và nhân rộng các mô hình điển hình (Vận động chính sách – Partnership)

Cụ thể, chiến lược sẽ tập trung vào:

  • Nghiên cứu, rà soát và đánh giá các mô hình đang thực hiện và các chương trình/chính sách liên quan;
  • Truyền thông, quảng bá các mô hình đang thực hiện tới các vùng rộng lớn hơn, đặc biệt là các hoạt động truyền thông xã hội dựa vào cộng đồng;
  • Tham gia đối thoại và đánh giá chính sách dựa vào bằng chứng;
  • Tham vấn, cung cấp các khuyến nghị chính sách để lồng ghép mô hình vào các chương trình nhà nước.

Trong 13 năm qua, RIC đã và đang thực hiện các dự án phát triển tại các tỉnh/thành của Việt Nam như Hoà Bình, Quảng Ninh, Trà Vinh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên… Đặc biệt, RIC đã hỗ trợ các cộng đồng địa phương thực hiện hơn 1.000 tiểu dự án/sáng kiến trong các lĩnh vực: xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, quản lý đất đai, rừng và tài nguyên thiên nhiên (phân bổ đất lâm trường, quản lý rừng dựa vào cộng đồng), sinh kế bền vững (các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuỗi giá trị),  thuỷ lợi và nước sinh hoạt, sức khoẻ và vệ sinh môi trường (quản lý chất thải thải rắn, bao bì thuốc bảo vệ thực vật); truyền thông pháp luật và trợ giúp pháp lý (Luật Đất đai, Lâm nghiệp, Bình đẳng giới, Gia đình, Trẻ em, …). Đồng thời, thực hiện truyền thông, đối thoại, vận động chính sách nhằm phổ biến, nhân rộng mô hình ra các địa bàn khác trong cả nước.

Đối tác của RIC:

  • Nhà nước: các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban dân tộc, VUSTA, Hội phụ nữ; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Trung tâm Trợ giúp pháp lý các tỉnh vùng dự án, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Yên Bái;
  • Nhà tài trợ: Cơ quan viện trợ Ireland (Irish Aid), Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sỹ (SDC); Uỷ ban Châu Âu (EU), Cơ quan phụ nữ của Liên hợp Quốc (UN Women), Tổ chức Hành động vì người nghèo (Action on Poverty); Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BfdW); GIZ Việt Nam, Quỹ dân chủ liên hợp quốc (UNDEF)…
  • INGO: Oxfam, Plan, Care, GRET, Childfund, MSD Vietnam và mạng lưới (NEW, CM, GENCOMNET, DOVIPNET)…

Tin mới nhất hôm nay