Sáng ngày 12/01/2022, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình và Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đồng tổ chức Hội thảo trực tiếp và trực tuyến Tổng kết dự án “Tăng cường năng lực cho các cộng đồng DTTS thông qua thí điểm và nhân rộng mô hình vận hành bảo trì và xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong chương trình 135”. Dự án do Cơ quan viện trợ Ireland (Irish Aid) tài trợ thực hiện từ năm 2017 –2021 tại 02 tỉnh Hòa Bình, Trà Vinh và nhân rộng ra 02 tỉnh Hà Giang, Quảng Trị.
Toàn cảnh Hội thảo tại điểm cầu Hoà Bình
Hội thảo diễn ra với sự tham gia của Đại diện Ban dân tộc các tỉnh cùng các Sở, ngành liên quan, Đại diện UBND huyện, phòng Dân tộc và các phòng ban liên quan; đại diện cấp xã và người dân tại các vùng dự án tỉnh Hoà Bình, Trà Vinh, Quảng Trị, Hà Giang và Kon Tum.
![]() | ![]() |
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình và Trà Vinh phát biểu tại Hội thảo
Dự án với mục tiêu thúc đẩy các cộng đồng DTTS tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Chương trình 135 dành cho vận hành bảo trì và xây dựng Cơ sở hạ tầng (CSHT) quy mô nhỏ hướng tới giảm nghèo bền vững tại các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh.
Sau 4 thực hiện tại 08 xã/04 huyện thuộc 02 tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh, đến nay, dự án đã đạt được những kết quả quan trọng. 24 nhóm cộng đồng với 249 người dân nòng cốt (43,4% phụ nữ), 109 cán bộ tỉnh/huyện/xã được nâng cao năng lực về: quản lý cộng đồng, kỹ năng thúc đẩy, lập kế hoạch, dự toán, quản lý tài chính, giám sát, lồng ghép biến đổi khí hậu và bình đẳng giới. Hơn 60 công trình CSHT được các nhóm cộng đồng quản lý và thi công từ ngân sách dự án, Chương trình 135 như: công trình đường bê tông, kênh mương nội đồng, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, cầu dân sinh. Gần 30,000 người hưởng lợi từ các công trình (50% phụ nữ, trẻ em).
![]() | ![]() |
Đại diện Nhóm cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình chia sẻ những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm của Nhóm trong dự án
Đại diện Nhóm cộng đồng ấp Sóc Chà B, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh chia sẻ những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm của Nhóm trong dự án
Bên cạnh đó, mô hình còn được nhân rộng tại 02 tỉnh Hà Giang và Quảng Trị với 11 công trình thí điểm giao cho cộng đồng quản lý và thực hiện (gồm các công trình nước sinh hoạt, đường giao thông, nhà văn hóa) với 4,000 người dân hưởng lợi.
RIC hợp tác với các bên như Ủy ban Dân tộc, TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và UN Woman, nhóm EMPRO, Great Project và tổ chức CARE International trong việc phổ biến và nhân rộng kiến thức và kinh nghiệm thực hiện VHBT và xây dựng CSHT quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng. Cùng với đó phối hợp với Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) huy động nguồn lực trên Ví điện tử MoMo với 07 công trình nước tự chảy được thực hiện tại các tỉnh Hòa Bình, Trà Vinh, Hà Giang, Quảng Trị.
![]() | ![]() |
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang chia sẻ về quá trình thực hiện dự án tại địa phương
Qua hội thảo, các kết quả của dự án trong 4 năm và bài học kinh nghiệm thực hiện mô hình duy tu bảo dưỡng và xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng được Đại biểu và các bên liên quan ghi nhận và đánh giá cao. Đồng thời cũng đánh giá được cơ hội và thách thức duy trì và nhân rộng áp dụng mô hình duy tu bảo dưỡng và xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong thời gian tiếp theo. Trên cơ sở đó, Đại biểu tham dự cũng đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, cải thiện công tác quản lý, vận hành duy tu bảo dưỡng công trình CSHT dựa vào cộng đồng trên địa bàn trong thời gian tới.
Ông Tô Ngọc Anh – Đại diện Cơ quan viện trợ Irish Aid phát biểu tại Hội thảo
![]() | ![]() |
Đại diện Uỷ ban Dân tộc chia sẻ ý kiến tại Hội thảo