DỰ ÁN: Tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua thí điểm và nhân rộng mô hình vận hành bảo trì và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong chương trình 135 tại tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh (11. 2017 – 11. 2021)
Tổ chức tài trợ: Cơ quan viện trợ phát triển Ai-len (IRISH AID)
Tổ chức thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC)
———————————–
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
(Điều tra thu thập số liệu cơ bản ban đầu – Baseline Surveys)
——————
1. Giới thiệu chung
Dự án “Tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua thí điểm và nhân rộng mô hình vận hành bảo trì và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong chương trình 135 tại tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh” sẽ được thực hiện tại 08 xã/04 huyện (thuộc 02 tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh) trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2021.
Mục đích của dự án:
- Đảm bảo sự thành công bền vững của mô hình VHBT dựa vào cộng đồng và mở rộng mô hình sang tỉnh Trà Vinh;
- Thúc đẩy xây dựng các công trình CSHT dựa vào cộng đồng để xây dựng năng lực cho các cộng đồng DTTS quản lý có hiệu quả và tiếp cận với quỹ đầu tư xây dựng CSHT quy mô nhỏ trong chương trình 135 trong giai đoạn 2016 đến 2020;
- Nhân rộng phương pháp VHBT và xây dựng CSHT quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong Chương trình 135 và trong các chương trình của các đối tác khác hướng tới giảm nghèo bền vững thông qua chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
Mục tiêu của dự án: Thúc đẩy các cộng đồng DTTS tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của CT135 dành cho VHBT và xây dựng CSHT hướng tới giảm nghèo bền vững tại các xã đặc biệt khó khăn.
Các kết quả mong đợi của dự án:
- Kết quả 1: VHBT các công trình CSHT dựa vào cộng đồng được lồng ghép, thực hiện tại tỉnh Hòa Bình và nhân rộng tại tỉnh Trà Vinh;
- Kết quả 2: Các cộng đồng DTTS quản lý và thực hiện hiệu quả việc xây dựng các công trình CSHT quy mô nhỏ trong CT 135;
- Kết quả 3: Kiến thức và kinh nghiệm thực hiện VHBT và xây dựng các công trình CSHT dựa vào cộng đồng được phổ biến và áp dụng tại các tỉnh ngoài dự án thông qua hợp tác với Ủy ban Dân tộc (UBDT).
Để đánh giá được các thay đổi do dự án sẽ tạo ra, điều tra cơ bản ban đầu (Baseline Surveys) sẽ được thực hiện tại tất cả các xã dự án (trước khi dự án được thực hiện).
Trong năm 2018, dự án có kế hoạch thực hiện tại 04 xã/02 huyện (02 xã/huyện thuộc tỉnh Hòa Bình và 02/huyện thuộc tỉnh Trà Vinh). Chính vì vậy, RIC mong muốn phối hợp với một đối tác tư vấn có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện cuộc điều tra thu thập số liệu ban đầu cho dự án.
2. Mục tiêu: Khảo sát các thông tin cơ sở ban đầu liên quan đến các kết quả và chỉ số đầu ra của dự án. Đặc biệt là các thông tin ban đầu về cộng đồng tự quản đối với việc bảo trì và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 tại các xã vùng dự án thuộc tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh, nhằm phục vụ cho công tác quản lý và lượng giá các kết quả và tác động của dự án sau này.
3. Kết quả đầu ra mong đợi:
Sau đợt điều tra dự án mong đợi sẽ nhận được các sản phẩm sau:
- 01 báo cáo kết quả điều tra cơ bản ban đầu bằng tiếng Việt với các phụ lục liên quan (bản mềm và bản cứng);
- 01 báo cáo tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (tối đa 05 trang);
- 01 files xử lý số liệu bằng SPSS (hoặc các chương trình khác tương tự).
4. Thời gian và địa điểm thực hiện:
- Thời gian: tháng 03 – tháng 04 năm 2018
- Địa điểm: 04 xã/02 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh
5. Trách nhiệm của chuyên gia tư vấn:
- Nghiên cứu các tài liệu, chỉ số của dự án;
- Xây dựng đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính dựa trên điều khoản tham chiếu này và các tài liệu có liên quan do RIC cung cấp;
- Xây dựng bộ công cụ/bảng hỏi hoàn chỉnh cho cuộc khảo sát và có thể sử dụng cho các đợt điều tra đánh giá kết quả hàng năm sau này;
- Hỗ trợ nhóm lập kế hoạch – lựa chọn cỡ mẫu, phân công nhiệm vụ và lập lịch đi phỏng vấn…để đảm bảo các quy định về thời gian và cách thức nhập số liệu từ các bảng hỏi vào phần mềm;
- Tiến hành khảo sát thực địa, bao gồm phỏng vấn người dân địa phương; thảo luận/phỏng vấn các bên có liên quan, chính quyền địa phương ở cấp tỉnh/huyện/xã;
- Xử lý số liệu từ bộ công cụ/bảng hỏi đã thu thập;
- Dự thảo 01 báo cáo điều tra cơ bản gửi RIC góp ý, bổ sung;
- Hoàn thiện báo cáo cuối cùng và gửi cho RIC các sản phẩm như đã nêu trong mục 3.
6. Yêu cầu về năng lực của chuyên gia tư vấn:
- Chuyên gia tư vấn có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu đánh giá dự án;
- Có kinh nghiệm trong thực hiện và quản lý các dự án phát triển, trong đó có kinh nghiệm đối với cách tiếp cận Cộng đồng tự quản và có kỹ năng làm việc với các cộng đồng dân tộc thiểu số là một lợi thế.
7. Trách nhiệm của trung tâm RIC:
- Cung cấp các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của tư vấn;
- Liên hệ và đặt lịch với các bên liên quan;
- Nhập số liệu từ các bảng hỏi theo yêu cầu của tư vấn;
- Cung cấp số liệu đã nhập vào phần mềm đúng thời hạn cho tư vấn theo yêu cầu
- Tổ chức hậu cần tại thực địa, thuê phòng nghỉ tại địa phương và thanh toán các chi phí liên quan;
- Thuê ô tô đưa đón cho chuyên gia tư vấn từ Hà Nội – Hòa Bình và ngược lại;
- Mua vé máy bay đi và về cho chuyên gia tư vấn từ Hà Nội – Trà Vinh;
- Lựa chọn các thành viên đi phỏng vấn và tổ chức các cuộc họp có liên quan;
- Hỗ trợ tư vấn trong việc xử lý số liệu;
- Góp ý báo cáo dự thảo.
8. Kinh phí:
Nội dung | Ngày làm việc | Số ngày nhận thù lao | Ngày lĩnh công tác phí |
Nghiên cứu các tài liệu và xây dựng công cụ khảo sát | 02 | 02 | |
Khảo sát thu thập thông tin tại thực địa | 06 | 06 | 06 |
Tổng hợp thông tin và xử lý số liệu | 02 | 02 | |
Viết báo cáo | 02 | 02 | |
Tổng số | 12 | 12 | 06 |
9. Thông tin liên hệ:
Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV qua email/hoặc bưu điện về địa chỉ dưới đây trước ngày 31 tháng 03 năm 2018:
- Phòng 407 Chung cư Pakexim 1, Ngõ 15 đường An Dương Vương Phú Thượng, Nhật Tân, Hà Nội
- Điện thoại: 043 2121 882
- Email: ricvietnam2009@gmail.com