DỰ ÁN: Tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua thí điểm và nhân rộng mô hình vận hành bảo trì và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong chương trình 135 tại tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh.

Thời gian thực hiện dự án: 11. 2017 – 11. 2021

Tổ chức tài trợ: Cơ quan viện trợ Ireland (IRISH AID)

Tổ chức thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC)

———————————–

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

HOẠT ĐỘNG: SOÁT CƠ CHẾ GIÁM SÁT VÀ XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ GIÁM SÁT THỰC HIỆN DUY TU BẢO DƯỠNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH TRÀ VINH

——————

  1. Giới thiệu chung

Dự án “Tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua thí điểm và nhân rộng mô hình vận hành bảo trì và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong chương trình 135 tại tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh” dưới sự tài trợ của Cơ quan viện trợ Ireland (Irish Aid) được RIC thực hiện tại 02 tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh trong giai đoạn từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2021.

Mục đích của dự án:

  • Đảm bảo sự thành công bền vững của mô hình vận hành bảo trì dựa vào cộng đồng và mở rộng mô hình sang tỉnh Trà Vinh;
  • Thúc đẩy xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng để xây dựng năng lực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số quản lý có hiệu quả và tiếp cận với quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ trong chương trình 135 trong giai đoạn 2016 đến 2020;
  • Nhân rộng phương pháp vận hành bảo trì và xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trong chương trình 135 và trong các chương trình của các đối tác khác hướng tới giảm nghèo bền vững thông qua chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm.

Mục tiêu của dự án: Thúc đẩy các cộng đồng dân tộc thiểu số tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của chương trình 135 dành cho vận hành bảo trì và xây dựng cơ sở hạ tầng hướng tới giảm nghèo bền vững tại các xã đặc biệt khó khăn.

Các kết quả mong đợi của dự án:

  • Kết quả 1: Vận hành bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng được lồng ghép, thực hiện tại tỉnh Hòa Bình và nhân rộng tại tỉnh Trà Vinh;
  • Kết quả 2: Các cộng đồng dân tộc thiểu số quản lý và thực hiện hiệu quả việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ trong chương trình 135;
  • Kết quả 3: Kiến thức và kinh nghiệm thực hiện vận hành bảo trì và xây dựng công trình CSHT dựa vào cộng đồng được phổ biến và áp dụng tại các tỉnh ngoài dự án thông qua hợp tác với Ủy ban Dân tộc (UBDT).

Với mục tiêu (i) Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương và các bên liên quan trong quá trình giám sát, (ii) Xây dựng bộ công cụ giám sát và cơ chế phản hồi của các bên liên quan trong quá trình giám sát thực hiện duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng trong chương trình 135 tại tỉnh Trà Vinh. RIC cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh thực hiện Rà soát, kiện toàn cơ chế giám sát hiện có và xây dựng bộ công cụ giám sát duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng trong Ct 135 tại tỉnh Trà Vinh.

  1. Kết quả đầu ra mong đợi:
  • Rà soát cơ chế giám sát thực hiện duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng trong chương trình 135 tại tỉnh Trà Vinh;
  • Xây dựng 01 bản hướng dẫn giám sát thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng trong chương trình 135 tại tỉnh Trà Vinh (bao gồm phân công chức năng nhiệm vụ các bên liên quan, kế hoạch giám sát, ngân sách thực hiện, báo cáo và phản hồi của các bên liên quan…);
  • Xây dựng 01 bộ công cụ hỗ trợ ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh và các bên liên quan giám sát việc thực hiện duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng trong chương trình 135;
  1. Thời gian và địa điểm thực hiện:
  • Thời gian: tháng 08/2020
  • Địa điểm: Hà Nội – Trà Vinh
  1. Trách nhiệm của tư vấn:
  • Nghiên cứu các tài liệu liên quan của dự án;
  • Xây dựng chương trình nghiên cứu, phương pháp và công cụ được RIC đồng ý trước khi thực hiện; dự thảo phác thảo cơ chế giám sát và bộ công cụ giám sát;
  • Tiến hành nghiên cứu thực địa (nếu có);
  • Hoàn thành các sản phẩm nêu trong mục số 2 (kết quả mong đợi), nhận phản hồi từ RIC, các đối tác liên quan và hoàn thiện các sản phẩm cuối cùng.
  1. Yêu cầu về năng lực của chuyên gia tư vấn:
  • Chuyên gia tư vấn có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm trong thực hiện các hoạt động nghiên cứu chính sách, xây dựng hệ thống M&E;
  • Có kinh nghiệm trong thực hiện và quản lý các dự án phát triển, trong đó có kinh nghiệm đối với cách tiếp cận Cộng đồng tự quản và có kỹ năng làm việc với các cộng đồng dân tộc thiểu số là một lợi thế.
  1. Trách nhiệm của trung tâm RIC:
  • Cung cấp các tài liệu, số liệu có liên quan theo yêu cầu của tư vấn;
  • Liên hệ và đặt lịch với các bên liên quan;
  • Tổ chức hậu cần bao gồm đi lại, ăn ở tại thực địa, và thanh toán các chi phí liên quan (chi phí đi lại, ăn, nghỉ trong quá trình thực địa của tư vấn sẽ được RIC chi trả theo các quy định và định mức của dự án);
  • Xem xét và đưa ra ý kiến đóng góp cho các sản phẩm mong đợi.
  1. Ngày làm việc của chuyên gia tư vấn được trả bởi dự án:

Nội dung

Ngày làm việc Số ngày nhận thù lao Ngày lĩnh công tác phí
Nghiên cứu các tài liệu, xây dựng chương trình, công cụ nghiên cứu 01 01
Khảo sát, nghiên cứu tại thực địa 02 02 03
Tổng hợp thông tin, xây dựng dự thảo cơ chế và công cụ giám sát 03 03
Tham vấn các bên liên quan tại hội thảo 01 01 02
Hoàn thiện cơ chế và bộ công cụ giám sát 01 01  

Tổng số

08 08 05
  1. Thù lao và điều khoản thanh toán:

Thù lao và các điều khoản thanh toán sẽ được thỏa thuận giữa tư vấn và RIC trong hợp đồng tư vấn trước khi thực hiện.

  1. Thông tin liên hệ:

Các chuyên gia quan tâm xin gửi hồ sơ (bao gồm CV, đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính) qua email/hoặc bưu điện về địa chỉ dưới đây trước ngày 14 tháng 08 năm 2020

  • Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC)
  • Phòng 407 Chung cư Pakexim 1, Số 49 Ngõ 15 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Điện thoại: 043 2121 882; DĐ: 0989 881 890 (CBDA Tuyến)
  • Email: ricvietnam2009@gmail.com

 

 

Phó giám đốc trung tâm

(đã duyệt)

Nguyễn Bá Kim

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here