DỰ ÁN: HỢP TÁC QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÔNG ĐÀ VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHÈ SHAN TUYẾT CỔ THỤ TẠI XÓM SƯNG, XÃ CAO SƠN, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HOÀ BÌNH

Tổ chức tài trợ: Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sỹ – SDC, thông qua Dự án MRLG

Tổ chức thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC)

———————————–

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)

Nội dung: Tập huấn Marketing cho các tổ nhóm phát triển mô hình chè Shan Tuyết tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình

 

  1. Cơ quan ký hợp đồng:

Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) là tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được thành lập theo quyết định số 1160/QĐ-LHH ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Liên hiệp Hội và hoạt động theo giấy đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số 865 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 11 tháng 9 năm 2009 và cấp lại ngày 03/03/2016. Mục tiêu của Trung tâm là kết nối và thúc đẩy các sáng kiến trong việc nâng cao năng lực tự quản cho cộng đồng thiểu số hướng tới phát triển cộng đồng bền vững. Sau 10 năm, các dự án RIC thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng: góp phần xây dựng năng lực tự quản cho cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong tiến trình phát triển tại địa phương; Quản lý tài nguyên đất đai, Phát triển sinh kế cho cộng đồng dựa vào rừng; Hỗ trợ thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước như Pháp lệnh dân chủ cơ sở, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật trẻ em; Thúc đẩy đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa chính quyền và người dân; Góp phần cải thiện điều kiện sống cho người dân: nâng cao thu nhập, cơ sở hạ tầng, nước sạch, vệ sinh môi trường, hoạt động văn hóa văn nghệ, bảo tồn văn hóa truyền thống của người dân tộc; tăng cường thực hiện quyền phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là quyền tham gia.

Giới thiệu chung về dự án:

Dự án “Hợp tác quản lý rừng phòng hộ sông Đà và phát triển mô hình chè Shan Tuyết cổ thụ tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, Đà Bắc, Hoà Bình” – do Cơ quan hợp tác và phát triển Thuỵ Sỹ (SDC) thông qua dự án Quản trị đất đai vùng sông MêKông (MRGL). Dự án được thực hiện tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình trong thời gian từ tháng 07/2019 đến tháng 06/2021, do Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) phối hợp với Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Đà tỉnh Hoà Bình thực hiện.

Mục tiêu của dự án: Tăng cường hiệu quả công tác quản lý rừng phòng hộ sông Đà và cải thiện sinh kế cho người dân.

Các kết quả mong đợi của dự án:

  • 1 cơ chế/kế hoạch hợp tác quản rừng lý phòng hộ được ký kết giữa các bên liên quan (Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà, chính quyền địa phương và cộng đồng) và thực hiện hiệu quả;
  • Cộng đồng hưởng lợi từ cơ chế/kế hoạch hợp tác và mô hình chè Shan Tuyết gắn với chuỗi giá trị được phát triển hiệu quả;
  • Các kết quả từ mô hình được tài liệu hoá và nhân rộng ra địa bàn khác.

Tập huấn “Marketing cho các tổ nhóm phát triển mô hình chè Shan Tuyết tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” là một trong những hoạt động nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy sự phát triển của mô hình chè Shan Tuyết tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

  1. Nội dung thỏa thuận: Chuyên gia sẽ trực tiếp thực hiện 01 khoá tập huấn trong 02 ngày về nội dung nêu trên.
  2. Thành phần tham gia: 30 tham dự viên/khóa, là thành viên nhóm cộng đồng xóm Sưng và đại diện chính quyền địa phương (xã/huyện).
  3. Địa điểm tập huấn: Xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
  4. Kết quả mong đợi của khoá tập huấn

Sau khoá tập huấn, các tham dự viên sẽ:

  • Hiểu được các hình thức marketing;
  • Hiểu được giá trị của sản phẩm do nhóm sản xuất;
  • Biết được các phân khúc thị trường của sản phẩm của nhóm;
  • Biết được phương pháp marketing sản phẩm cho từng phân khúc;
  • Xây dựng được kế hoạch marketing cho nhóm của mình.
  1. Yêu cầu đối với chuyên gia tập huấn:
  • Có trình độ đại học trở lên;
  • Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hỗ trợ các tổ/nhóm sản xuất điều hành và phát triển tổ/nhóm;
  • Có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế liên quan phát triển kinh tế, phát triển sinh kế bền vững (có kiến thức về kinh doanh và tiếp thị thị trường là một lợi thế)
  • Am hiểu và có kinh nghiệm tập huấn cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số;
  • Có các kỹ năng, phương pháp tập huấn có sự tham gia (trực quan và trình bày qua giấy khổ lớn A0, thẻ màu, thúc đẩy nhóm cộng đồng thảo luận, làm việc theo nhóm…).
  1. Trách nhiệm của chuyên gia tập huấn:
  • Chuẩn bị tài liệu tập huấn và thiết kế chương trình tập huấn đảm bảo đạt được các kết quả mong đợi.
  • Khảo sát thực tế tại địa phương; thúc đẩy cộng đồng và cán bộ địa phương tự xây dựng được kế hoạch marketing phù hợp với bối cảnh thực tế tại địa phương.
  • Tổng hợp các kết quả và hoàn thiện bản kế hoạch của cộng đồng xây dựng.
  1. Trách nhiệm của Trung tâm RIC:
  • Cung cấp các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của tư vấn;
  • Liên hệ và đặt lịch với các bên liên quan;
  • Tổ chức hậu cần (ăn nghỉ, đi lại) cho khoá tập huấn và thanh toán các chi phí liên quan;
  • Thanh toán tiền thù lao và công tác phí theo thỏa thuận hợp đồng muộn nhất sau khi khóa tập huấn kết thúc 10 ngày.
  1. Lịch làm việc dự kiến:
  • Thời gian tập huấn: được thống nhất giữa các bên sau khi có sự cho phép từ địa phương
STT Nội dung Ngày làm việc Công tác phí
1 Chuẩn bị tài liệu, chương trình, giáo cụ cho khoá tập huấn 1.0  
2 Tập huấn tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình 2.0 2.5

Tổng

3.0 2.5
  1. Thù lao và điều khoản thanh toán: Thù lao của tập huấn viên sẽ được chi trả theo định mức của dự án. Các điều khoản sẽ được thảo luận, ký kết hợp đồng giữa trung tâm RIC và tập huấn viên trước khi thực hiện.
  2. Thông tin liên hệ:

Các ứng viên quan tâm xin vui lòng gửi CV (tiếng anh hoặc tiếng việt) trước ngày 03/04/2020 theo thông tin dưới đây:

  • Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC)
  • Phòng 407, Chung cư Pakexim, Số 49 Ngõ 15 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Điện thoại: 043 2121 882
  • Email: ricvietnam2009@gmail.com

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here