Ỹ nghĩa mô hình tự quản

0
350

Tháng 6 năm 2006 tổ dân phố số 2 Phường Trường Thi được Trung tâm Hữu nghị Cộng đồng Nam Định giới thiệu về mục tiêu, ý nghĩa của mô hình tự quản và quy trình thực hiện từng bước thực hiện một quy trình dự án

Lúc đầu chúng tôi cũng thấy lo lắng và chưa biết bắt đầu như thế nào. Sau một số buổi tập huấn kỹ càng, từng bước thực hiện theo quy trình và hướng dẫn lập kế hoạch có khung diễn giải hoạt động, lấy ý kiến người dân một cách dân chủ do Trung tâm tổ chức, chúng tôi đã thông suốt, sẵn sàng tham gia và triển khai chương trình.

Chúng tôi tiến hành bầu ban tự quản, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, những người có cùng chung ý tưởng và mong muốn được giải quyết các bức xúc cùng tập hợp lại và hình thành nên các nhóm cộng đồng.

Ba nhóm đề xuất tiểu dự án đầu tiên được được quỹ hỗ trợ đầu tiên là nhóm “Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin cho cộng đồng qua việc xây dựng  ”Tủ sách cho cộng đồng”, nhóm “Luỵên tập dưỡng sinh tăng cường sức khỏe cho người dân qua việc luỵên tập dưỡng sinh” và nhóm “Tăng thu nhập cho các hộ gia đình khó khăn qua mô hình Tín dụng xóa đói giảm nghèo”.Qua việc thực hiện 3 tiểu dự án trên chúng tôi nhận thấy  quyền lợi thực sự cho mình là quyền dân chủ: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Dự án tủ sách cộng đồng giúp là nâng cao dân trí trí, giúp người dân có thêm một kênh tiếp cận tri thức biết cách áp dụng kkĩ thuật và khoa học vào cuộc sống. Quỹ tín dụng là tạo điều kiện cho vay giúp đỡ kinh phí sản xuất và phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tập  thể nâng cao, cải thiện  mức sống, góp phần xoá đói giảm nghèo. Dự ánCâu lạc bộ dưỡng sinh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân rèn luyện, nâng cao sức khoẻ tạo điều kiện cho mọi người dân đủ khả năng phát triển kinh tế cho gia đình và xã hội.

Chúng tôi đã biết cách quản lý và sử dụng hiệu quả số tiền tài trợ qua quá trình. Ba  tiểu dự án là 3 mặt cần thiết giúp nhân dân trong tổ cải thiện cơ bản các mặt đời sống kinh tế, tinh thần. Với những kinh nghiệm rút ra khi thực hiện 3 4 tiểu dự án đầunêu trên và được tiếp tục tham gia thực hiện dự án “Thúc đẩy Mô hình Cộng đồng Quản lý”, với sự hỗ trợ của , trong 10 triệu còn lại của quỹ CĐQL, các nhóm cộng đồng xây dựng kế hoạch rất khoa học, thuyết phục được nhân dân trong tổ phê duyệt nhất trí cho các 04 tiểu dự án tiếp theo được thực hiện.

Không những, qua quá trình nâng cao năng lực, đại diện tổ dân phố cộng đồng biết cách huy động nguồn lực từ bên ngoài để giải quyết các khó khăn của mình – đại diện tổ dân phố được lòng hảo tâm củađã huy động được sự tài trợ của công ty Đường sắt Hà Ninh để có thêm kinh phí cải tạo con đường bê tông liên tổ. Bốn nhóm cộng đồng đã giải quyết được 4 vấn đề bức xúc của chính họ và của cộng đồng là: khai thông cống rãnh, cải thiện đường đi, tín dụng vệ sinh môi trường, hệ thống đường điện chiếu sáng khu dân cư.

Hiện nay, 7 tiểu dự án vẫn đang được chúng tôi duy trì bền vững, các nhóm thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động giao lưu, trao đổi tài liệu tủ sách với các tổ bạn như: tổ 22 Năng Tĩnh, CLB thái cực trường sinh phường Hạ Long,…. Chúng tôi cũng vui mừng và tự hào là địa điểm tham quan học tập cho các tổ bạn đã đang và sẽ tham gia chương trình CĐQL. Sự nỗ lực và lòng quyết tâm của tổ chúng tôi nói riêng và cộng đồng thành phố nói chung đã được các cấp chính quyền và giám đốc dự án đánh giá cao. Trong tháng 12 năm 20087, tổ chúng tôi là 1 trong 12 tổ được chương trình tài trợ thêm với số tiềnthực hiện Quỹ thưởng của dự án với mức hỗ trợ là 20.000.000 VND. Với số tiền này chúng tôi đang tiếp tục áp dụng mô hình CĐQL để thực hiện các tiểu dự án tại tổ dân phố.

Nhờ được tiếp cận và thực hiện chương trình CĐQL mà tổ dân phố số 2 phường Trường Thi chúng tôi tiếp tục giữ vững danh hiệu khu phố văn hoá, đời sống sinh hoạt của khu dân cư ngày càng phát triển và đi lên rõ rệt.

Trần Thị Là – Nhóm trưởng NNC, tổ 2, P. Trường Thi.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here